Nội dung chính
Vật liệu in ấn chính là nhân tố vô cùng quan trọng, nó mang yếu tố quyết định đến chất lượng của sản phẩm in ấn. Thị trường hiện nay có khá nhiều loại giấy in khác nhau yêu cầu những người hoạt động trong nghề phải nhận biết được. Không những thế, nếu bạn là một người sử dụng máy in, có nhu cầu lớn về các ấn phẩm thì cũng nên có những nhận định đúng đắn về những vật liệu này. Việc biết và hiểu về đặc trưng của mỗi loại vật liệu in khác nhau thì bạn đã nắm trong tay một phần về sự thành công của sản phẩm rồi.
Các loại vật liệu in ấn
Giấy Ford
- Có lẽ bạn đã quá quen với loại giấy A4 trong các tiện in ấn, photocopy rồi. Và đó chính là giấy Ford – khá phổ biến và thông dụng nhất.
- Giấy Ford có định lượng khoảng 7- đến 90 gram/ m2.
- Giấy có bề mặt nhám, khả năng bám mực khá tốt.
- Người ta cũng dùng loại giấy này để làm bao thư, giấy ghi chú, tập vở, hóa đơn,…
Giấy Bristol
- Giấy có mặt hơi bóng mịn
- Khả năng bám mực khá tốt, ở mức vừa phải.
- Định lượng của nó nằm ở mức 230 – 350 gram/ m2.
- Thường người ta sử dụng giấy Bristol cho in offset khá là hợp.
- Loại giấy này được dùng để in hộp mỹ phẩm, dược phẩm, hộp xà bông; in tờ rơi, poster, card; in thiệp cưới, thiệp mời;…
Giấy Ivory
- Giấy có 1 mặt láng và 1 mặt sần sùi nằm ở mặt trong sản phẩm
- Giấy Ivory được dùng là bao bì thực phẩm, làm vỏ hộp nên sẽ cần được kiểm định an toàn thực phẩm trước đó.
Giấy Couche
- Giấy có bề mặt láng bóng, mịn màng.
- Khi in hình lên khá sáng và bắt mắt.
- Khi bắt ánh sáng giấy có phản quang, gây chói mắt.
- Định lượng của giấy khoảng 90 – 300 gram/ m2.
- Giấy thường được dùng để in tờ rơi, in poster, brochure, catalogue,…
Giấy Duplex
- Gần giống giấy Bristol với một mặt trắng và láng; một mặt khác thì thường sẫm như giấy bồi.
- Giấy có định lượng thường >300 gram/m2.
- Thường người ta sử dụng giấy Duplex để in các hộp sản phẩm có kích thước khá lớn, đòi hỏi sự chắc chắn, cứng cáp.
Giấy Crytal
- Một mặt của giấy rất láng bóng, trơn mượt; mặt kia thì nhám
- Thường dược dùng xài trung gian giữa giấy Bristol và Couche tùy theo yêu cầu sản phẩm.
Giấy Decal
- Giấy có sẵn một lớp keo ở mặt sau
- Cấu tạo gồm 3 lớp chính. Đầu tiên là một lớp mặt giấy, chính là lớp để in hình in đó. Lớp thứ hai là một lớp keo dính được bám chặt vào lớp thứ nhất, lớp keo này có chức năng kết nối hình in với bề mặt sản phẩm. Lớp thứ 3 là một lớp đế, lớp giấy được ép sát vào phần keo để bảo vệ khi chưa sử dụng; khi dùng thì sẽ bóc lớp keo này đi là được.
- Có khá nhiều loại decal khác nhau. Được sử dụng linh hoạt cho các trường hợp khác nhau. Decal giấy; decal nhựa trong, decal nhựa sữa; decal vỡ; decal 7 màu; decal mỹ thuật,…
- Thường giấy decal có ứng dụng khá rộng rãi, nó ược dùng để in tem nhãn dán sản phẩm; in bao bì sản phẩm; là tem chống hàng giả; in giấy mỹ thuật,…
Giấy Carbonless
- Có thể dùng thay cho giấy than trong in các biểu mẫu cần sao chép nhiều cần.
- Trên bề mặt giấy sẽ được phủ một lớp chất hóa học. Khi viết thì nội dung viết lên trang đầu sẽ được hằn/ sao chép lên các trang sau.
Giấy Kraft
- Đây là một loại giấy tái sinh.
- Giấy có bề mặt khá thô.
- Thường có màu nâu vàng; song vẫn có thể tẩy trắng được.
- Giấy Kraft thường được sử dụng để làm túi giấy, hộp quà,…
Giấy PP
- Giấy PP có thể có lớp keo như giấy decal hoặc không.
- Nó được sử dụng trong ngành in kỹ thuật số.
- Giấy PP chất lượng tốt hơn giấy ảnh.
- Thường người ta sử dụng để in poster, in quảng cáo, in tranh ảnh để trưng bày, lưu niệm.
- Loại giấy in có giá thành khá rẻ và dễ sử dụng.
Bạt Hiflex
- Đây là một loại nhựa PVC được phủ lớp theo chuyên dụng.
- Bạt Hiflex có kích thước thường lớn; được dùng để các banner, pano quảng cáo ngoài trời.
- Chất liệu có khả năng chống chịu thời tiết nắng mưa khá tốt; không chói ánh nhì.
- Bạt có khả năng co giãn hoàn hảo.
Trên đây chính là một số vật liệu in ấn, một vài loại giấy in được sử dụng thường xuyên cho nhiều mục đích trong cuộc sống. Ngoài ra chúng ta cũng có những loại giấy chuyên dụng khác nữa. Mỗi loại sẽ được nhà in linh họa tư vấn cho khác hàng để có được sự lựa chọn phù hợp nhất.