Nội dung chính
Là một trong những kỹ thuật in ấn thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, in offset hiện đại phù hợp cho nhiều mục đích in ấn khác nhau. Phương pháp in này có khả năng tương thích rất tốt với nhiều biến thể, thể loại máy in khác nhau.
Chính vì nhu cầu của người dùng càng ngày càng đa dạng cũng như để theo kịp sự phát triển của kỹ thuật in ấn thì các loại máy in nói chung và máy in offset nói riêng có những sự cải tiến để có thể tạo ra được nhiều sản phẩm khác nhau hơn. Chính vì thế mà chất lượng sản phẩm cũng luôn được đảm bảo dù là được sử dụng ở trong lĩnh vực, vấn đề gì.
Phân loại máy in offset
Có khá nhiều cách để phân loại máy in. Dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm cấu tạo, chất lượng in, số lượng in khác nhau mà chúng ta có thể gọi tên các loại khác nhau.
Dựa theo số lượng màu in
- Máy in offset 1 – 2 màu
- Máy in offset 4 màu
- Máy in offset >4 màu.
Dựa theo số lượng mặt in
- Máy in offset 1 mặt
- Máy in offset 2 mặt trở
Dựa theo cấu tạo bộ phân in
- Máy in offset 3 ống
- Máy in offset 4 ống
- Máy in ofset dạng hành tinh
Dựa theo đặc điểm của loại giấy in
- Máy in offset tờ rờ: Là máy in sử dụng giấy được cắt thành những tờ rời nhau
- Máy in offset cuộn: Là máy in sử dụng giấy in vẫn để dạng cuộn băng dài.
Hai loại máy in offset tờ rời và tờ cuộn suy cho cùng vẫn là hai loại chính dù có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Ưu điểm của kỹ thuật in ấn sử dụng máy in offset
Dù các loại máy in được phân loại như thế nào với những đặc điểm khác nhau song chúng đều có những điểm chung rất nổi bật đó là chất lượng sản phẩm cực kỳ tốt. Đó là lý do dễ hiểu vì sao càng ngày chúng càng trở nên phổ biến.
- Khi in ấn, mực in sẽ được in lên các tấm offset hay còn gọi là tấm cao su trước. Sau đó với ép hình ảnh từ tấm offset này lên giấy. Kỹ thuật in này sẽ giúp hạn chế hiện tượng nước bị dính lên giấy theo mực in khi sử dụng với in thạch bản.
- Hình ảnh được in lên san phẩm sắc nét, sạch sẽ. Chất lượng rất tốt, độ bám bền khá cao.
- Có thể được dùng để in cho nhiều sản phẩm, trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau như vải, gỗ, da, giấy, kim loại,… Thậm chí còn có thể in trên những bề mặt không được phẳng.
- Các bản in được chế tạo một cách dễ dàng hơn.
- Bản in có tuổi thọ lâu hơn, thời gian sử dụng đáng kể hơn so với các kỹ thuật in khác. Lý do đơn giản là nó không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.
Nếu như in offset là kỹ thuật in phổ biến trong lĩnh vực in ấn thương mại; thì chúng ta còn có những kỹ thuật in khác nữa. Đối với những trường hợp in có số lượng; yêu cầu chất lượng hình in tinh tế hơn thì sẽ sử dụng in trực tiếp; hoặc không là in lụa để có được những hình in nổi, lạ mắt,… Chúng ta có thể dành nhiều thời gian hơn nữa để có thể có một cái nhìn tổng quan hơn về các kỹ thuật in ấn nổi bật.