Nội dung chính
Trong kỹ thuật in offset có 2 loại chính đó là in offset tờ rời và in offset giấy cuộn. Tùy vào mục đích sử dụng của sản phẩm in ấn mà đơn vị in sẽ quyết định nên in theo cách nào cho phù hợp. Cả hai loại hình này nhìn chung đều khá phổ biến và cho chất lượng sản phẩm cực tốt.
In offset tờ rời nghĩa là khi in người ta sẽ sử dụng những tờ giấy đã được cắt rời ra với nhau. Kỹ thuật in được ứng dụng trên nhiều sản phẩm với vật liệu khác nhau. Nó cho phép in được số lượng lớn với tốc độ nhanh chóng. Đáp ứng tốt mọi tiêu chuẩn về màu sắc, hình ảnh, độ sắc nét. Tất cả có được là những quy trình in ấn chặt chẽ, được đảm bảo về mọi khâu tiến hành.
Quy trình in offset tờ rời
Chuẩn bị chế bản
Chế bản hay còn gọi là tài liệu cần in. Thường thì phần này sẽ được thiết kế, trình bày và chỉnh sửa trên máy vi tính. Điều này tùy thuộc vào ý đồ, mục đích sử dụng của người dùng, yêu cầu của khách hàng. Nội dung kết cấu như thế nào, các thông tin cần được thể hiện một cách đầy đủ với màu sắc hài hòa. Sau khi đã hoàn thiện thiết kế thì máy tính sẽ được kết nối với máy in offset.
Output Film
Ở phần này, người ta sẽ tiến hành tạo màu cho sản phẩm. Kỹ thuật in offset sử dụng hệ màu CMYK. Hệ màu gồm 4 màu cơ bản. Khi phối hợp chúng lại với nhau sẽ tạo ra được những màu khác nhau ở nhiều cấp độ. Ở công đoạn này thì sẽ được xuất ra thành các tấm có số lượng và màu sắc tùy thuộc và yêu cầu của bản chụp hình ảnh.
Phơi bản kẽm
Sau khi các tấm phim đã được xuất ra với các màu sắc khác nhau thì sẽ đem chúng phơi lên bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Sau khi phơi bản kẽm thì hình ảnh sẽ có những màu sắc tách rời. Đây là công đoạn chuẩn bị cho việc phối màu.
Tiến hành in offset
Ở công đoạn này sẽ cần sử dụng máy in. Theo trình tự sẽ tiến hành in từng màu một, trình tự ngẫu nhiên tùy thuộc theo nhà in. Các bản màu trước hết sẽ được lắp lên quả lô của máy in, bản kẽm màu nào thì sẽ cho màu mực tương ứng để in. Sau khi in xong bản thứ nhất thì tháo lẽm ra, thay màu mực khác và lặp lại cho đến màu sắc thứ 4. Cuối cùng cả 4 bản in sẽ được chồng lên nhau và tiến hành in thêm một lần nữa để được sản phẩm cuối cùng.
Thông thường, để đảm bảo chất lượng san phẩm in tốt và ổn định nhất thì các đơn vị sẽ chạy thử khoảng 50 bản cho mỗi màu. Công việc này là để đảm bảo rằng bản in cuối cùng có màu sắc đẹp, chính xác nhất đúng như yêu cầu của người dùng. Và điều này không làm tiêu tốn thời gian hay nguyên liệu.
Gia công sau in
Sau khi đã tiến hành in màu xong rồi, đã như ý rồi thì công đoạn cuối cùng khi đưa sản phẩm đến tay khách hàng chính là gia công. Ở đây người ta sẽ tiến hành việc cán màng và xén. Cán màng là sẽ ép một lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ in để cho bề mặt sản phẩm được mịn hơn. Đồng thời lớp màng này cũng sẽ giúp bảo vệ hình ảnh in; tránh bị oxi hóa làm ảnh hưởng đến độ bền màu; tăng thời gian sử dụng của sản phẩm được lâu hơn.
Cán màng có hai loại là cán mờ và cán bóng. Cán mờ thì bề mặt sẽ mịn mềm hơn, thích hợp cho những sản phẩm sử dụng ở những nơi có ánh sáng mạnh, dùng ngoài trời, chống lóa; còn cán bóng thì bề mặt sẽ bóng bẩy hơn, thích hợp sử dụng cho sản phẩm đòi hỏi tính thẩm mỹ cao hơn như ở các sự kiện, triển lãm trong nhà.
Còn xén là công đoạn cắt xén các góc cạnh của sản phẩm. Giúp cho sản phẩm có kích cỡ phù hợp hơn với nhu cầu của khác hàng. Máy cán màng và máy cắt bế là những thiết bị không thể thiếu trong quá trình in offset.