Nội dung chính
Kỹ thuật in lưới hay còn gọi là kỹ thuật in lụa, đây là một trong những kỹ thuật in khá lâu đời rồi, tuy không được nhanh và nổi trội như in phun kỹ thuật số hay in offset nhưng phải công nhận rằng phương pháp in này cũng mang khá nhiều ưu điểm và đó là lý do đến nay nó vẫn được áp dụng trong in ấn.
Kỹ thuật in lưới là gì?
In lưới là một dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý là mực sẽ thấm qua lưới và hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu, trước đó thì một số mắt lưỡi in cũng được được bịt kín lại bằng hóa chất.
Công cụ dùng cho quá trình in lưới
Những công cụ người ta sử dụng cho quá trình in lưới này đó là một khung gỗ được căng một tấm lụa mỏng, nhìn tương tự như một khung thêu, đó cũng lý giải vì sao người ra còn gọi là in lụa. Tuy nhiên sau này, thay vì chỉ dùng lụa thì người ra cũng đã sử dụng thêm những vật liệu khác như bông, vải sợi, lưới kim loại nên được gọi bằng cái tên chung là kỹ thuật in lưới.
Và ngày nay, khuôn in được sử dụng cho in lưới sẽ được thao tác trên máy tính, tùy theo mục đích sử dụng để quyết định sau đó sẽ in trên giấy decal hay là in dưới dạng film âm bản hoặc dương bản.
Một dụng cụ nữa không thể không sử dụng đối với kỹ thuật in lưới này đó là một vật liệu dáng tấm không thấm mực được dùng để kéo lụa, và người ta gọi nó là dao. Dao gạt hồ in dùng để đẩy, phết mực màu làm cho mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in.
Với kỹ thuật in lưới điều tối quan trọng nếu muốn có một bản in đẹp đó là bàn in phải phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in được tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in. Khi đó thì dù có in thủ công hay in bằng máy đều được.
Phân loại kỹ thuật in lưới
Khi thực hiện quá trình in lưới thì đơn vị in ấn có thể chọn những kỹ thuật in lưới khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu bản in. Trong đó thì có:
- In trên bàn in thủ công.
- In trên bàn in có tự động hóa một số thao tác.
- In trên máy in tự động hóa toàn bộ.
Các thao tác khi thực hiện in lưới
Cũng như làm bất kỳ việc gì hay in với công nghệ nào thì cần phải có một quy trình nhất định, tuần tự chứ không chắp vá, có vậy mới được một thành phẩm hoàn hảo như ý muốn. Cụ thể đối với kỹ thuật in lưới, quy trình của nó sẽ là:
- Đầu tiên là cho giấy in nằm ở bên dưới bản, bản được đặt lên trên cùng chiều với bản in thật.
- Cho mực vào, tùy chất liệu và số lượng để cho số lượng mực phù hợp rồi dùng dao kéo nháp thử cho đều tay.
- Tiếp tục cho đến khi có bản in như ý.
- Phơi bản in sau khi in trên giá phơi.
Khi nào thì dùng in lưới?
Tuy là phương pháp lâu đời, tốc độ in lưới cũng chậm song ưu điểm lớn nhất khiến người tiêu dùng vẫn ưu ái công nghệ in này là vì nó có thể in trên mọi vật liệu và thậm chí có thể in trên những bề mặt không bằng phẳng nữa.
Thường người ta sử dụng in lưới trong in áo, in lịch tế, in cốc chén hay in bút,… Khi sử dụng những loại mực in khác nhau những loại nguyên liệu đặc biệt để tạo hiệu ứng in khác lạ hơn như in chữ nổi hay in chuyển,…