Nội dung chính
In thạch bản còn gọi là in đá, in lito. Đây là phương pháp được dùng để tiến hành in ấn trên bề mặt nhẵn. Bên cạnh đó, công nghệ in thạch bản còn là một công nghệ in 3D được công nhận và sử dụng rộng rãi. Công nghệ in ấn này cũng là công nghệ được thương mại hóa đầu tiên.
Nguyên lý của in thạch bản
Trong ngành in ấn, in thạch bản dựa vào lực đẩy giữa dầu và nước. Hai thứ này không trộn lẫn vào nhau và thường có xu hướng tách riêng ra với nhau thành 2 phần.
Khi in, hình ảnh ngược của các vệt dầu sẽ được dính lên trên một bề mặt. Bề mặt này sau đó sẽ được ngâm vào nước và nhấc lên. Khi ấy, ở những vị trí chưa được dính dầu thì nước sẽ chảy đến. Tiếp tục mực dầu sẽ được lăn qua bề mặt. Loại mực dầu này có khả năng hòa tan trong dầu và không hòa tan với nước. Như vậy thì khi lăn mực, chỗ nào có dầu mực sẽ đọng lại còn chỗ nào có nước mực sẽ đi qua. Sau cùng bạn sẽ thu được hình ảnh của mực giống như hình in dầu ban đầu.
Công nghệ in thạch bản
In thạch bản là công nghệ in mới được sáng chế vào năm 1798. Ở phiên bản đầu tiên, người ta thường dùng bề mặt của đá vôi để vẽ dầu lên. Đó cũng là lý do vì sao nó được gọi là in đá.
Phương pháp này về sau được dùng để in màu. Và phương pháp in màu đã được hoàn thiện ở thế kỷ 19. Và đây cũng chính là kỹ thuật in thạch bản màu. Kỹ thuật in này rất được các họa sĩ yêu thích. Các tác phẩm in màu đặc sắc, đẹp mắt cũng lần lượt được ra đời.
Kỹ thuật in thạch bản hiện đại
Hiện nay, thay vì sử dụng các bản đá thì các chất liệu kim loại, chất dẻo được dùng thay thế. Những bản này có bề mặt dính nước và được phủ một lớp nhũ tương có tính nhạy sáng. Khi tiến hành công việc, một phim âm bản của hình cần in sẽ được đặt lên trên thạch bản và chiếu sáng. Ánh sáng được để lọt vớ cường độ theo hình ảnh dương bản lên lớp nhũ tương.
Với lớp nhũ tương đó, người ta sẽ tráng nó bằng chất hóa học để giữ lại những những phần có ánh sáng chiếu nhiều; rửa trôi những phần có ít ánh sáng chiếu. Sau đó nó sẽ được cuộn lên một trống và cho lăn qua nước. Khi ấy, nước sẽ dính và phần hình âm bản. Còn sau khi trống mực lăn lên thì mực sẽ dính vào phần hình dương bản (phần nhũ tương nhẵn).
Tuy nhiên có mộ hạn chế là nếu áp bản vừa thực liên xong lên giấy thì bản in sẽ dính nước. Vì thế mà người ta đã áp bản mực lên trống cao su cho mực dính lên đây, giúp ép nước rơi hết ra bên ngoài. Và giấy sẽ nhận mực từ phần trống cao su này. Đây chính là phương pháp in thạch bản offset.
Để có thể càng ngày càng cải tiến được công nghệ in, hạn chế được những nhược điểm còn tồn đọng thì những công nghệ mới đã được ra đời. Trong đó là sự xuất hiện của xuất bản trên máy thính. Máy chụp bản in trực tiếp từ máy tính lên phim. Máy chế bản đưa tín hiệu số máy tính trực tiếp lên bản in.
In thạch bản trong sản xuất thiết bị bán dẫn
Phương pháp in thạch bản được ứng dụng trong công nghệ chế tạo vi mạch bán dẫn cũng như cho các ứng dụng MEMS. Kỹ thuật in có khả năng tạo ra các chi tiết in kích thước nhỏ, cỡ micromet trên một bề mặt rộng.
Trong vấn đề này, kỹ thuật in thạch bản thường được áp dụng cho bề mặt silic và một số vật liệu khác nữa.
Ưu điểm của in thạch bản
- In được cùng lúc số lượng lớn
- Cho hình ảnh chất lượng cao, rõ nét
- Số lượng in càng lớn thì chi phí trên một bản in càng giảm
- Có thể in trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau (gỗ, da, kinh loại, nhựa, giấy,…)