Nội dung chính
Trang bị sẵn cho mình kiến thức về các loại mực in rất cần thiết. Nó sẽ giúp bạn biết được loại mực nào được sử dụng khi nào, ưu nhược điểm ra sao. Từ đó có thể có những sự lựa chọn phù hợp hơn với nhu cầu in ấn của mình.
Thông thường khi bạn đặt hàng cho một cơ sở in ấn nào đó thì thường họ sẽ không tư vấn kỹ cho bạn về các loại mực. Và nhiều khi sản phẩm được in ra tuy chất lượng nhưng lại không phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp bạn. Vì thế mà chúng tôi quyết định tổng hợp những thông tin về các loại mực in. Dựa vào đây khách hàng sẽ biết mình nên dùng loại mực gì, cách dùng ra sao cho đúng để lưu ý với cơ sở in ấn. Như vậy thì cả đôi bên đều cảm thấy thoải mái và công việc được tiến hành thuận lợi.
Các loại mực in
Mực in Ribbon
Mực in ribbon là một loại film mực được cuộn tròn theo dạng ruy băng nên còn được gọi là mực ruy băng. Loại mực chuyên dùng cho máy in tem nhãn, in mã vạch.
Mực in ribbon là loại mực in cơ học lâu đời, từng được nhiều người ưa chuộng. Mặc dù hiện nay có nhiều công nghệ mực in hiện đại hơn nhưng mực ribbon vẫn có một chỗ đứng vững chắc cho mình. Song ứng dụng của nó cũng giới hạn ở những hạng mục đặc biệt. Ở những môi trường cần có độ tin cậy, chính xác cao mà không quá chú trọng đến chất lượng thì dùng mực ribbon. Đó là những trường hợp in biên lai, hóa đơn, in mã vạch.
Nói như vậy không có nghĩa là mực in ribbon chất lượng kém. Có một số loại như ribbon in nhiệt vẫn cho ra chất lượng in rất cao. Hơn nữa, có thể in được các chất màu đặc biệt như lá kim loại. Những công nghệ khác khó có thể thay thế được.
Mực in dạng lỏng
Mực in dạng lỏng không thể thiếu đối với các loại máu in phun. Trong những loại máy in này, mực được bơm bằng nhiều phương pháp khác nhau qua các vòi rất nhỏ trong đầu in. Những vòi nhỏ này sẽ chuyển mực vẽ lên giấy để tạo thành những hình ảnh, hoạt tiết cần thiết.
Loại mực lỏng này thông dụng hơn, lý tưởng cho những bản in đòi hỏi chất lượng cao, chi tiết như ảnh chụp hay bản vẽ. Song đổi lại, khi dùng nó cũng đòi hỏi sự kỹ lưỡng. Bởi nếu không cẩn thận, pha chế không đúng cách thì mực dễ bị lem; màu cũng không bền và phai dần theo thời gian.
Và để hạn chế được những nhược điểm trên thì người ta sẽ chọn một loại giấy phù hợp hơn để sử dụng. Đó là loại giấy không dễ thấm nước nên mực sẽ khô nhanh hơn nên không còn hiện tượng lem màu, màu sắc vì thế cũng sắc nét hơn. Đồng thời, mực in cũng được pha với chất chống phai màu; dùng loại dung dịch không phải là nước để nâng cao chất lượng lưu giữ của mực.
Chưa dừng lại ở đó, hiện nay còn có những loại nguyên liệu giấy được thiết kế đặc biệt hơn. Chúng có thể chống ố vàng và thoái hóa. Và những nguyên liệu đó đều đi kèm với loại máy in chất lượng cao.
Mực in dạng đặc
Loại mực này giống như sáp, được bán theo từng block nhỏ cho từng màu. Khi đưa loại mực sáp này vào máy in, nó sẽ được làm chảy ra và phun lên một ống lăn mực có tra dầu. Công nghệ này tương tự như trong các loại máy in offset.
Khi dùng mực dạng đặc trong in ấn thì tốc độ in nhanh hơn và có độ tin cậy cao hơn. Loại mực này cũng rất an toàn, không độc hại đối với sức khỏe và thân thiện với môi trường.
Thường mực in đặc được dùng trong in đồ họa màu có độ phân giải cao. So với in phun thì chất lượng ảnh không tốt bằng. Tuy nhiên chi phí đầu tư ban đầu cho máy in mựa dạng đặc lại cao hơn so với những loại máy in laser khác.
Mực in dạng bột
Là loại mực được dùng cho máy in laser. Mực dạng bột được làm bằng cách liên kết một chất màu với một polymer để có được loại bột nhuyễn mang tính chất điện học đặc biệt.
Với máy in dạng bột, bên trong máy sẽ có một tia laser và nó sẽ vẽ hình ảnh thiết kế lên một tang trống. Tang này được nạp điện tích tĩnh điện. Sau đó tang sẽ trống sẽ quay lên hộp đựng mực bột để hút mực và chuyển lên giấu. Chỗ nào cần in sẽ được làm chảy ngay.
Mực in dạng bột này rất bề và chất lượng. Được dùng tốt nhất cho việc in văn bản hoặc in các bản vẻ nét đơn. Mực bột in trên giấy rất bền màu, không bị tróc, phai màu. Tuy nhiên nếu dùng mực bột để in ảnh thì lại không tốt cho lắm.