Nội dung chính
Phương pháp in lụa xuất hiện từ lâu. Nếu như ban đầu chỉ sử dụng những loại thiết bị máy móc đơn sơ thì hiện nay công nghệ in lụa đã phát triển hơn rất nhiều. Càng ngày càng có nhiều loại máy móc được đưa vào sử dụng, mở rộng không gian ứng dụng của nó. Nhờ vậy mà hiệu quả công việc cũng được nâng lên rõ rệt.
Phương pháp in lụa có thể được sử dụng để in cho nhiều loại chất liệu khác nhau. Song trong số đó thì kỹ thuật in lụa trên giấy là phổ biến và lâu nhất so với các chất liệu khác. Có nhiều loại giấy và được sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Vậy thì hãy xem chúng ta đã biết được những gì về công nghệ in lụa trên giấy nhé.
Áp dụng in lụa trên giấy khi nào?
Giấy là một chất liệu quen thuộc, dễ sử dụng, dễ gia công lại thân thiện với môi trường, an toàn cho người dùng. Vì thế mà giấy được sử dụng ở mọi nơi. Và như vậy thì người ta có thể áp dụng in lụa trên giấy trong nhiều trường hợp khác nhau.
- In phong bì: Có thể in chữa, in logo lên phong bì. Thường là phong bì cho công ty, doanh nghiệp hay in phong bì tết…
- In thiệp cưới: In hình ảnh và thông tin lên phôi thiệp cưới, in nổi/ chìm lên vỏ thiệp.
- In lịch treo tường: In lịch theo đơn đặt hàng của công ty, doanh nghiệp với thông tin, logo theo yêu cầu.
- In bao bì giấy
- In danh thiếp, thẻ card,…
Vì công nghệ in này mang nhưng nét đặc trưng, có những kỹ thuật in đặc biệt có thể đáp ứng được đặc thù riêng của một số sản phẩm in ấn như thiệp cưới hay phong bì, lịch treo tường,… Vì thế mà rất có có thể sử dụng một công nghệ in nào khác để thay vào chỗ của in lụa trên giấy.
Các dụng cụ cơ bản cần cho in lụa trên giấy
So với những kỹ thuật in khác thì kỹ thuật in lụa xem ra là cần có nhiều loại thiết bị đồ dùng hơn cả để có thể có được một sản phẩm như ý. Và chúng là:
- Khung lụa: Khung này có tác dụng cố định và làm cho mặt in của giấy được căng ra. Như vật thì mực in sẽ dễ dàng thấm và thấm đều hơn. Thường khung có thể làm bằng gỗ hay nhôm, kim loại.
- Lụa: Đây được xem như một chất xúc tác trong kỹ thuật in ấn này. Sau này thì người ta có thể thay lụa bằng những chất liệu khác để phù hợp với mục đích in ấn. Có thể kể đến như vải, lưới kim loại,… Vì thế mà kỹ thuật in này có có tên là kỹ thuật in lưới.
- Bàn in lụa: Nơi để đặt giấy in.
- Dao gạt mực: Dùng để gạt mực đều khắp các bề mặt giấy in một cách dễ dàng. Dao gạt mực có thể được làm bằng cao su, nhựa hay gỗ.
- Máng keo: Là thành phần giúp kết dính mực in và bề mặt giấy để chúng liên kết, thống nhất với nhau.
- Các vật dụng khác: dao rọc giấy, bông gòn, vải thấm, băng keo,…
Quy trình in lụa trên giấy
- Thiết kế bản in: Chính là hình ảnh mà bạn định sẽ in lên giấy. Có thể là logo, thông tin sản phẩm, hình ảnh sản phẩm,… Những nội dung cần thiết được sắp xếp bố cục, màu sắc hợp lý.
- In mẫu thiết kế ra giấy can
- Chụp bản
- Phơi bản
- In lụa
- Rửa khung
Phần lớn các công cụ, quy trình in đều có những nét tương đồng nhau. Song trên thực tế thì ở những chất liệu khác nhau, cách in khác nhau và sản phẩm khác nhau thì sẽ có những thủ thuật riêng được người thợ in áp dụng trong quá trình thực hiện.
Đối với kỹ thuật in lụa trên giấy, sử dụng khá nhiều loại mực khác nhau để có thể đáp ứng được kỹ thuật in. Hiện có một số loại mực in lụa thông dụng như mực in gốc nước, mực in gốc dầu, mực UV, mực Plastisol, mực in Sublimation,…
Khi in trên giấy thì thường mực có độ đậm đặc cao hơn. Cao hơn nhiều so với các kỹ thuật in offset hay in flexo khác,….
Các sản phẩm in ấn thực sự không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta hiện nay. Nhất là với người làm ngành thực phẩm, du lịch,… Nếu có nhu cầu in lụa trên giấy hay in ấn bất kỳ sản phẩm nào, trên chất liệu gì với nhiều yêu cầu phức tạp thì khách hàng có thể liên hệ với indecal.com.